QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN SINH VIÊN ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY

Quy định, quy chế

 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 1939 /QĐ-ĐHNT ngày 16 / 08 /2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

  • . Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
  1. Quy định này quy định việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học hệ chính quy, bao gồm: nội dung, tiêu chí đánh giá và khung điểm; phân loại đánh giá và quy trình đánh giá; tổ chức đánh giá và sử dụng kết quả; tổ chức thực hiện.
  2. Quy định này áp dụng đối với sinh viên đại học hệ chính quy Trường Đại học Ngoại thương.
  • . Nguyên tắc đánh giá kết quả rèn luyện
  1. Thực hiện nghiêm túc quy trình và các tiêu chí đánh giá được quy định tại quy chế này; đảm bảo khách quan, công khai, công bằng, chính xác.
  2. Đảm bảo yếu tố bình đẳng, dân chủ, tôn trọng quyền làm chủ của sinh viên.
  3. Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ các bộ phận, các đơn vị có liên quan trong Nhà trường tham gia công tác đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên.

 

Chương II

CÁC NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ KHUNG ĐIỂM

  • . Đánh giá về ý thức tham gia học tập
  1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:
  2. Ý thức và thái độ tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, học thuật;
  3. Tinh thần vượt khó, phấn đấu vươn lên trong học tập;
  4. Kết quả học tập.
  5. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 20 điểm (Quy định chi tiết tại Phụ lục 1).
  • . Đánh giá về ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định trong Nhà trường
  1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:
  2. Ý thức chấp hành các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp chính quyền và các tổ chức đoàn thể cấp trên được thực hiện trong Nhà trường;
  3. Ý thức chấp hành các nội quy, quy chế của Nhà trường.
  4. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 25 điểm (Quy định chi tiết tại Phụ lục 1).
  • . Đánh giá về ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội
  1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:
  2. Ý thức và hiệu quả tham gia các hoạt động rèn luyện về chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao;
  3. Ý thức tham gia các hoạt động công ích, tình nguyện, công tác xã hội;
  4. Tham gia tuyên truyền, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
  5. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 20 điểm (Quy định chi tiết tại Phụ lục 1).
  • . Đánh giá về ý thức công dân
  1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:
  2. a) Ý thức chấp hành và tham gia tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cộng đồng;
  3. b) Ý thức tham gia các hoạt động xã hội có thành tích được ghi nhận, biểu dương, khen thưởng;
  4. c) Có tinh thần chia sẻ, giúp đỡ người thân, người có khó khăn, hoạn nạn.
  5. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 25 điểm (Quy định chi tiết tại Phụ lục 1).
  • Đánh giá về ý thức và kết quả khi tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, các câu lạc bộ trong Nhà trường hoặc sinh viên đạt được thành tích đặc biệt trong học tập rèn luyện
  1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:
  2. Đánh giá về ý thức và kết quả khi tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, các câu lạc bộ trong Nhà trường;
  3. Sinh viên đạt được các thành tích đặc biệt trong học tập rèn luyện.
  4. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 10 điểm (Quy định chi tiết tại Phụ lục 1).

Chương III

PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ VÀ QUY TRÌNH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN

  • . Phân loại kết quả rèn luyện
  1. Kết quả rèn luyện được phân thành các loại: xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu và kém.
  2. Phân loại kết quả rèn luyện:
  3. Từ 90 đến 100 điểm: loại xuất sắc;
  4. Từ 80 đến dưới 90 điểm: loại tốt;
  5. Từ 65 đến dưới 80 điểm: loại khá;
  6. Từ 50 đến dưới 65 điểm: loại trung bình;
  7. Từ 35 đến dưới 50 điểm: loại yếu;
  8. Dưới 35 điểm: loại kém.
  • . Phân loại để đánh giá
  1. Điều kiện về điểm học tập khi xếp loại rèn luyện
  2. Điểm học tập trung bình: xếp loại rèn luyện tối đa là loại khá (79 điểm);
  3. Điểm học tập yếu, kém: xếp loại rèn luyện tối đa là loại trung bình (64 điểm);
  4. Với các học kỳ sinh viên đăng ký từ 15 tín chỉ trở lên thì điểm học tập để xét kết quả rèn luyện sẽ là điểm trung bình chung các môn học trong học kỳ;
  5. Với các học kỳ sinh viên đăng ký dưới 15 tín chỉ thì điểm học tập để xét kết quả rèn luyện là điểm trung bình chung tích lũy đến thời điểm xét;
  6. Học kỳ thực hiện học phần tốt nghiệp, điểm học tập để đánh giá kết quả rèn luyện là điểm trung bình chung tích lũy của kỳ đó.
  7. Trường hợp sinh viên bị kỷ luật:
  8. Trong thời gian sinh viên bị kỷ luật mức khiển trách, khi đánh giá kết quả rèn luyện không được vượt quá loại khá (79 điểm);
  9. Trong thời gian sinh viên bị kỷ luật mức cảnh cáo, khi đánh giá kết quả rèn luyện không được vượt quá loại trung bình (64 điểm);
  10. Trong thời gian sinh viên bị kỷ luật mức đình chỉ học tập, không đánh giá rèn luyện trong thời gian bị đình chỉ, điểm rèn luyện toàn khóa học không được vượt quá loại khá (79 điểm);
  11. Sinh viên không thực hiện đánh giá kết quả rèn luyện trong học kỳ thì điểm rèn luyện của học kỳ đó được tính là 0 điểm. Trong trường hợp sinh viên tiến hành đánh giá bổ sung sau thời điểm ra quyết định kết quả rèn luyện của học kỳ thì điểm rèn luyện của học kỳ bổ sung không vượt quá loại khá (79 điểm).
  12. Sinh viên hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp chậm so với quy định của khóa học thì tiếp tục được đánh giá kết quả rèn luyện tại các học kỳ bổ sung và do Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện cấp khoa đánh giá trực tiếp.
  13. Sinh viên bảo lưu kết quả học tập sẽ không đánh giá kết quả rèn luyện trong học kỳ bảo lưu.
  14. Sinh viên tham gia chương trình trao đổi vẫn thực hiện đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên. Tiêu chí đánh giá và khung điểm để đánh giá nhóm đối tượng này sẽ được hướng dẫn chi tiết vào đầu mỗi học kỳ để phù hợp với tình hình thực tế.
  15. Sinh viên học nhiều chương trình đào tạo chỉ cần đánh giá kết quả rèn luyện chương trình thứ nhất và sử dụng kết quả rèn luyện đó cho các chương trình còn lại.
  16. Sinh viên chuyển trường được sự đồng ý của Hiệu trưởng hai cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả rèn luyện của cơ sở giáo dục đại học cũ tại cơ sở giáo dục đại học mới và tiếp tục đánh giá kết quả rèn luyện ở các học kỳ tiếp theo.
  17. Sinh viên chuyển cơ sở học tập trong trường sẽ được chuyển điểm đã đánh giá ở cơ sở cũ sang cơ sở mới.
  • . Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện
  1. Sinh viên tự đánh giá kết quả rèn luyện trong học kỳ theo quy định của Nhà trường.
  2. Tổ chức họp lớp, thành phần gồm có giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập, ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn, chi hội sinh viên tiến hành xem xét và thông qua mức điểm tự đánh giá của từng sinh viên trên cơ sở các minh chứng xác nhận kết quả và phải được trên 50% ý kiến đồng ý của thành viên tham gia đánh giá và phải có biên bản xác nhận. Giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập xác nhận kết quả họp lớp và chuyển kết quả lên Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện cấp khoa (sau đây gọi tắt là Hội đồng cấp khoa).
  3. Hội đồng cấp khoa họp xét, thống nhất, báo cáo Trưởng khoa thông qua và trình kết quả lên Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện cấp Trường (sau đây gọi tắt là Hội đồng cấp Trường).
  4. Hội đồng cấp Trường họp xét, thống nhất trình Hiệu trưởng xem xét và quyết định công nhận kết quả.
  5. Kết quả đánh giá, phân loại rèn luyện của sinh viên được công bố trên phần mềm quản lý và các kênh thông tin chính thức của Nhà trường trước tối thiểu 05 ngày làm việc trước khi ban hành quyết định chính thức.

 

Chương IV

TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

  • . Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện
  1. Hội đồng cấp Trường
  2. Thành lập Hội đồng: Hội đồng cấp Trường được Hiệu trường ra quyết định thành lập theo năm học theo đề xuất của đơn vị phụ trách công tác đánh giá kết quả rèn luyện;
  3. Thành phần hội đồng bao gồm: Chủ tịch hội đồng là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền; Thường trực Hội đồng là Trưởng phòng Công tác Chính trị và Sinh viên; Các ủy viên là đại diện lãnh đạo các viện, khoa, phòng có liên quan, đại diện Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên cấp Trường;
  4. Thành phần hội đồng cấp Trường tại Cơ sở II Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Cơ sở II hoặc Phó giám đốc được ủy quyền; Thường trực hội đồng là Trưởng ban Công tác Chính trị và Sinh viên; Các ủy viên là lãnh đạo Ban Quản lý Đào tạo, Trưởng/ Phó các Bộ môn, đại diện Đoàn thanh niên và Hội sinh viên Cơ sở II;
  5. Thành phần hội đồng cấp Trường tại Cơ sở Quảng Ninh bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Cơ sở Quảng Ninh hoặc Phó giám đốc được ủy quyền; Thường trực hội đồng là Trưởng ban Quản lý đào tạo và Công tác Sinh viên; Các ủy viên là Trưởng/ Phó các Ban, Tổ tại Cơ sở, Bí thư liên chi Đoàn thanh niên;
  6. Nhiệm vụ của Hội đồng cấp Trường: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng, tư vấn giúp Hiệu trưởng xem xét và công nhận kết quả rèn luyện của từng sinh viên.
  7. Hội đồng cấp khoa
  8. Thành lập Hội đồng: Hội đồng cấp khoa được Hiệu trưởng ra quyết định thành lập theo năm học theo đề xuất của lãnh đạo phụ trách viện, khoa;
  9. Thành phần bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là viện trưởng/trưởng khoa hoặc phó viện trưởng/phó trưởng khoa được ủy quyền; Các ủy viên là cán bộ/giảng viên theo dõi công tác đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên của đơn vị; giáo viên chủ nhiệm lớp/cố vấn học tập; đại diện liên chi đoàn thanh niên, liên chi hội sinh viên (nếu có);
  10. Hội đồng cấp khoa tại Cơ sở II Thành phố Hồ Chí Minh do Giám đốc Cơ sở ký quyết định thành lập, thành phần bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là Trưởng ban Công tác Chính trị và Sinh viên; Các ủy viên là chuyên viên Ban Công tác Chính trị và Sinh viên (ủy viên Thường trực), giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập, đại diện ban chấp hành liên chi đoàn, liên chi hội sinh viên (nếu có);
  11. Hội đồng cấp khoa tại Cơ sở Quảng Ninh do Giám đốc cơ sở ký quyết định thành lập, thành phần bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là Trưởng ban Quản lý Đào tạo và Công tác Sinh viên; Các ủy viên là chuyên viên Ban Quản lý đào tạo và Công tác sinh viên, giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập, đại diện ban chấp hành chi đoàn;
  12. Nhiệm vụ của Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện cấp khoa: xem xét, đánh giá chính xác, công bằng, công khai và dân chủ kết quả rèn luyện của từng sinh viên tại cơ sở, viện, khoa.
  • . Thời gian đánh giá
  1. Việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên được tiến hành định kỳ theo học kỳ và toàn khóa học.
  2. Điểm rèn luyện của năm học là trung bình cộng của điểm rèn luyện các học kỳ của năm học đó.
  3. Điểm rèn luyện toàn khóa học là điểm trung bình cộng điểm rèn luyện các học kỳ của khóa học.
  4. Sinh viên phải tham gia đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên tại tất cả các học kỳ học tập tại trường.
  5. Học kỳ thực hiện học phần tốt nghiệp nếu sinh viên không đủ điều kiện thực hiện các tiêu chí rèn luyện thì làm đơn đề nghị miễn đánh giá kết quả rèn luyện. Kết quả rèn luyện của học kỳ này sẽ được sao lưu từ kết quả rèn luyện của học kỳ gần nhất.
  • Sử dụng kết quả
  1. Kết quả đánh giá rèn luyện từng học kỳ của sinh viên được lưu trong hồ sơ quản lý sinh viên của Nhà trường, được sử dụng trong việc xét học bổng, xét khen thưởng, kỷ luật, xét thôi học, ngừng học, xét lưu trú ký túc xá và các quyền lợi khác.
  2. Kết quả đánh giá rèn luyện toàn khóa học của sinh viên được lưu trong hồ sơ quản lý sinh viên của Nhà trường, làm căn cứ để xét tốt nghiệp.
  3. Kết quả đánh giá rèn luyện toàn khóa học được ghi chung vào bảng điểm kết quả học tập và lưu trong hồ sơ của sinh viên khi tốt nghiệp ra trường.
  4. Sinh viên bị xếp loại rèn luyện yếu, kém trong hai học kỳ liên tiếp thì phải tạm ngừng học ít nhất một học kỳ ở học kỳ tiếp theo và nếu bị xếp loại rèn luyện yếu, kém hai học kỳ liên tiếp lần thứ hai sẽ bị buộc thôi học.
  • . Quyền khiếu nại
  1. Sinh viên có quyền khiếu nại với Giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập về kết quả rèn luyện trong 05 ngày làm việc kể từ thời điểm Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện cấp trường công bố kết quả kết quả rèn luyện sinh viên.
  2. Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện cấp khoa sẽ tiếp nhận khiếu nại của sinh viên thông qua Giáo viên chủ nhiệm/ cố vấn học tập, tổng hợp và gửi cho Phòng Công tác Chính trị và Sinh viên trình Hội đồng Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên.
  3. Khi nhận được đơn khiếu nại, Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên có trách nhiệm giải quyết, trả lời theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

 

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  • . Tổ chức thực hiện
  1. Phòng Công tác Chính trị và Sinh viên là đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm triển khai thực hiện công tác đánh giá kết quả rèn luyện hàng năm của Nhà trường.
  2. Cơ sở II tại thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở Quảng Ninh căn cứ vào quy định này xây dựng nội dung, tiêu chí đánh giá và khung điểm chi tiết phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở.
  3. Các đơn vị và cá nhân có liên quan triển khai, tổ chức và thực hiện đánh giá đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên nghiêm túc theo đúng quy định khi có thông báo từ Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện cấp trường./.

 

PHỤ LỤC 1

NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ KHUNG ĐIỂM

 

TT

Nội dung đánh giá

Điểm tối đa

1.

Đánh giá về ý thức tham gia học tập

20 điểm

1.1

Ý thức và thái độ tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH), học thuật (Tham gia các hoạt động chuyên môn của viện, khoa, bộ môn; hội thảo NCKH; các cuộc thi về học thuật, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống: 2 điểm/lần; Tham gia viết đề tài NCKH, viết bài đăng trong kỷ yếu hội thảo NCKH, viết dự án các cuộc thi khởi nghiệp: 5 điểm/lần; Trưởng nhóm viết bài được đăng trong kỷ yếu hội thảo NCKH trong và ngoài trường, trưởng nhóm viết đề tài NCKH cấp trường và trên trường/viết bài trên các tạp chí: 10 điểm/bài)

10 điểm

1.2

Tinh thần vượt khó, phấn đấu vươn lên trong học tập (dành riêng cho sinh viên thuộc đối tượng miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập có kết quả học tập từ loại khá trở lên)

2 điểm

1.3

Kết quả học tập Điểm trung bình chung học tập của học kỳ:

10 điểm

2.

Đánh giá về ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định trong Nhà trường

25 điểm

2.1

Ý thức chấp hành các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp chính quyền và các tổ chức đoàn thể cấp trên được thực hiện trong Nhà trường

a. Chấp hành đầy đủ: 10 điểm

b. Điểm trừ: Không tham gia bảo hiểm y tế; không đóng học phí đúng thời hạn quy định/ trừ 10 điểm cho mỗi vi phạm

10 điểm

2.2

Ý thức chấp hành các nội quy, quy chế của Nhà trường

a.   Chấp hành đầy đủ: 15 điểm

b.   Điểm trừ: Vi phạm các quy định của Nhà trường/trừ 5 điểm cho mỗi vi phạm

15 điểm

3.

Đánh giá về ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội

20 điểm

3.1

Ý thức tham gia các hoạt động rèn luyện về chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao

a.   Tham dự các hoạt động do Nhà trường, cơ sở, viện, khoa, phòng, ban, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức, các hoạt động do các câu lạc bộ sinh viên tổ chức: 2 điểm/lần

b.   Điểm trừ: Không tham gia khi được Nhà trường điều động/trừ 5 điểm

10 điểm

3.2

Ý thức tham gia các hoạt động công ích, tình nguyện, công tác xã hội (Tham gia các hoạt động hỗ trợ cho Nhà trường, cơ sở, viện, khoa, phòng, ban, Đoàn thanh niên theo vụ việc: 2 điểm/lần; Tham gia các hoạt động tình nguyện dài ngày, các hoạt động hỗ trợ Nhà trường, cơ sở, viện, khoa, phòng, ban, Đoàn thanh niên theo học kỳ: 5 điểm)

5 điểm

3.3

Tham gia tuyên truyền, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội

a. Tham gia đầy đủ: 5 điểm

b. Điểm trừ: không tham gia các hoạt động khi Nhà trường phát động/trừ 5 điểm/lần

5 điểm

4.

Đánh giá về ý thức công dân

25 điểm

4.1

Ý thức chấp hành và tham gia tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cộng đồng

a. Chấp hành và tham gia đầy đủ: 15 điểm

b.Điểm trừ: Không tham gia tuần sinh hoạt công dân sinh viên/trừ 5 điểm

15 điểm

4.2

Ý thức tham gia các hoạt động xã hội có thành tích được ghi nhận, biểu dương, khen thưởng (5 điểm/lần). Có tinh thần chia sẻ, giúp đỡ người thân, người có khó khăn, hoạn nạn (Tham gia quyên góp ủng hộ các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện, nhân đạo 3 điểm/lần; Tham gia hiến máu tình nguyện 5 điểm/lần)

10 điểm

5.

Đánh giá về ý thức và kết quả khi tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, các câu lạc bộ trong Nhà trường hoặc sinh viên đạt được thành tích đặc biệt trong học tập rèn luyện

10 điểm

5.1

Đánh giá về ý thức và kết quả khi tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, các câu lạc bộ trong Nhà trường (Ban chấp hành Đoàn trường, ban chấp hành Hội sinh viên, lớp trưởng, bí thư chi đoàn, chi hội trưởng chi hội sinh viên, chủ tịch câu lạc bộ sinh viên, phó bí thư chi bộ sinh viên: 10 điểm/học kỳ; Lớp phó, phó bí thư chi đoàn, hội phó chi hội sinh viên, phó chủ tịch câu lạc bộ sinh viên, chi ủy viên chi bộ sinh viên: 6 điểm/học kỳ; lớp trưởng các lớp tín chỉ; trưởng các ban câu lạc bộ sinh viên: 4 điểm/học kỳ)

10 điểm

5.2

Sinh viên đạt được các thành tích đặc biệt trong học tập rèn luyện (Được nhận giấy khen của Nhà trường, Đoàn trường, Hội SV và các đơn vị, tổ chức trong và ngoài trường có thẩm quyền: 5 điểm/lần; Được nhận Bằng khen của các đơn vị, tổ chức có thẩm quyền: 10 điểm/lần)

10 điểm

 

Tổng điểm tối đa

100

 

Lưu ý: sinh viên tham gia các hoạt động bên ngoài trường với tư cách là sinh viên Trường Đại học Ngoại thương đều phải xin phép Nhà trường.